Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn rất non yếu trong khi nhu cầu dinh dưỡng lớn cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ… đòi hỏi hệ tiêu hóa làm việc với hiệu suất cao hơn người lớn. Hệ tiêu hóa có vai trò tiếp nhận, tiêu hóa, hấp thu thức ăn để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể bé mỗi ngày và bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Hệ tiêu hóa là nơi tập hợp nhiều cơ quan như: dạ dày, ruột già, ruột non, trực tràng... riêng đường ruột có hơn 100 triệu nơron thần kinh thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như co bóp thức ăn, tiêu thụ - hấp thu dinh dưỡng, điều hành hoạt động của hormone sản sinh miễn dịch...
Trong đó, 70% tế bào miễn dịch nằm ở đường ruột nên hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng với đề kháng và 100% năng lượng nuôi sống cơ thể, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển trí não của trẻ trong những năm đầu đời. Do đó, các nhà khoa học gọi hệ tiêu hóa là "bộ não thứ 2" của con người.
Trong giai đoạn từ 0-6 tuổi, sức đề kháng lẫn hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng... Chúng là nhân tố gây nên bệnh tiêu hóa. Trẻ mắc bệnh tiêu hóa thường có cảm giác ăn không ngon miệng, nhanh no, luôn có cảm giác chán ăn. Trẻ thường xuyên ợ hơi, ợ nóng, ợ chua hay có thể buồn nôn, đau bụng âm ỉ, thở nặng nhọc, đi lại nặng nề hoặc tiêu chảy, táo bón... điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân là do bé bị mất điện giải nhiều qua phân (điển hình là kali) sẽ gây trướng bụng, dẫn đến chèn ép cơ hoành, gây ói nhiều và mất điện giải, làm cho bụng lại trướng lên hơn. Để điều trị, cần bổ sung điện giải đúng và đầy đủ thì bé sẽ hết bệnh.
Bên cạnh đó, bổ sung các sản phẩm có chứa Probiotics mỗi ngày để tăng số lượng lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch đường ruột nhằm giúp bé chống chọi với các bệnh về hệ tiêu hóa. Hệ miễn dịch giống vòng tay che chở, giúp bé luôn khỏe mạnh và tránh các bệnh tiêu hóa... Điều thú vị là hệ miễn dịch và đường ruột có mối tương quan mật thiết vì trong ruột có rất nhiều hạch, là nơi sản xuất 70-80% các tế bào miễn dịch của cơ thể. Một đường ruột khỏe mạnh sẽ góp phần giúp nâng cao hệ miễn dịch và ngược lại".
Trong khi đó tình trạng nôn trớ ở trẻ cũng là nỗi lo của các mẹ khi chăm sóc con nhỏ. Nôn trớ hay còn gọi là trào ngược dạ dày, là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng, thường gặp ở trẻ sau vài tuần mới sinh. Nôn trớ thông thường liên quan đến ăn uống, xảy ra ở trẻ em do ăn quá nhiều hoặc bú quá no, nằm liền sau khi bú hoặc cơ thể không dung nạp thức ăn. Mức độ nghiêm trọng của nôn trớ tùy thuộc vào thể trạng của từng bé, do giai đoạn này dạ dày của bé nằm ngang và cao hơn so với người lớn, các cơ co thắt ở 2 đầu dạ dày có chức năng đóng kín lại khi dạ dày co bóp thức ăn, chức năng này hoạt động chưa ổn định khi dạ dày nhào trộn thức ăn, bị hở một phần nên thức ăn trào ra và đi ngược lên trên, thức ăn càng lỏng thì khả năng trào ngược càng cao.
Khám bác sỹ khi trẻ có hệ tiêu hóa "không khỏe" để Bác tư vấn chọn sữa phù hợp đường ruột của bé
Mẹ biết rằng muốn trẻ phát triển tốt thì trẻ cần phải có hệ tiêu hóa tốt để hấp thụ được các dưỡng chất mà mẹ cung cấp cho bé. Sữa bột dinh dưỡng dành cho trẻ có hệ tiêu hóa kém, hay bị đầy hơi khó chịu có công thức dễ hấp thu được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia hàng đầu của các Tập đoàn dinh dưỡng nổi tiếng trên thế giới. Với các mẹ thông thái ngoài lựa chọn được sản phẩm hợp lý giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt mà còn tạo tiền đề vững chắc để phát triển và hoàn thiện các kỹ năng sau này.