Suy dinh dưỡng ở trẻ em

Ở nước ta, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 25,9%. Như vậy cứ 4 trẻ thì có hơn 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Và cũng một kết quả khảo sát khác của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho thấy trên 9% trẻ em bị thiếu máu, gần 13% trẻ em bị thiếu sắt và gần 52% thiếu kẽm, hơn 14% thiếu hụt vitamin A.

Dưỡng chất đầy đủ làm nên tảng cho bé phát triển tối ưu

Theo Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng cho biết thiếu các vi chất dinh dưỡng như Vitamin A, I ốt, Sắt, Kẽm... là ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần và thể lực của trẻ em. Chế độ ăn của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không cung cấp đầy đủ năng lượng, vi chất dinh dưỡng cho trẻ tăng cân và phát triển tối ưu.

Nguyên nhân dẫn tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em

- Bé đang bú sữa mẹ, mẹ bị thiếu sữa hoặc sữa mẹ nóng nên ngưng sữa sớm làm trẻ sơ sinh suy giảm hệ miễn dịch, kháng thể, hệ tiêu hóa non yếu từ nhỏ.

Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo cho bé phát triển khỏe mạnh

- Dinh dưỡng không được bổ sung đúng cả số lượng và chất lượng, cụ thể là phương pháp ăn dặm chưa hiệu quả với thực phẩm không đủ dinh dưỡng hoặc bé không hấp thụ được vi chất cung cấp cho bé.

- Trẻ bệnh kéo dài, liên miên khiến trẻ sụt cân và khi trẻ hết bệnh, cân nặng chưa phục hồi thì trẻ bệnh lại do sức đề kháng yếu nên dễ bị mầm bệnh tấn công.

Hậu quả của trẻ không tăng cân, sụt cân: nếu bạn không phát hiện kịp thời để kéo dài dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng các cấp độ.

- Trẻ suy dinh dưỡng thường thấy là thấp bé, còi cọc, sức đề kháng yếu những trẻ này dễ mắc phải các bệnh viêm đường hô hấp, viêm họng, nhiễm trùng đường ruột... Điều quan trọng hơn là các kỹ năng của trẻ như cảm xúc, giao tiếp, trí thông minh và kỹ năng vận động của trẻ bị phát triển chậm.

- Sự phát triển chậm của hệ xương ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và tầm vóc của trẻ do tình trạng thiếu Vitamin D sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, dẫn tới hạ canxi máu gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương kết quả dẫn đến việc suy dinh dưỡng.

- Ngoài ra phát triển trí não không tối ưu, trẻ chậm chạp, không lanh lợi cũng như trẻ lười học hỏi, giảm tiếp thu do thiếu dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện não bộ như chất béo, Sắt,  i ốt, DHA, Taurine... Cho nên trẻ suy dinh dưỡng so với các bạn cùng trang lứa thường chậm hơn trong học tập cũng như sinh hoạt.

Bạn thường làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng

- Đầu tiên cho trẻ đi khám bác sỹ để biết bé yêu đang gặp các vấn đề gì, có gây ảnh hưởng đến cân nặng hay không, bởi hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa không tốt có thể khiến bé tiếp tục suy dinh dưỡng dù có cải thiện chất lượng bữa ăn. Ngoài ra, sau khi khám thì bác cũng cho biết bé đang thiếu vi chất gì để bổ sung cho bé.

Bé cần được kiểm tra khám định kỳ, theo dõi sức khỏe thường xuyên

- Với trẻ dưới 6 tháng: Cho bé ngủ đủ giấc trong ngày, bú sữa mẹ theo nhu cầu của bé. Chú ý mẹ cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc để mẹ có đủ sữa cho con bú. Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm sữa bột công thức thay sữa sữa mẹ thì phải có lời khuyên của bác sĩ.

- Trẻ từ 6-12 tháng: cho bé ăn bột ăn dặm hoặc cháo xay 3-4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên. Bổ sung sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml. 

- Trẻ trên 12 tháng tuổi, bổ sung cho trẻ đầy đủ các nhóm thực phẩm sau:

+ Nhóm bột: gạo, khoai tây, đậu.

+ Chất đạm: thịt gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.

+ Chất béo: dầu olive, dầu mè...

+ Chất xơ: Các loại rau xanh và quả chín

Sữa cho bé yêu

- Và sữa cho bé yêu: sữa là nguồn thực phẩm không thể thiếu cho các trẻ nhỏ từ 1-5 tuổi có thể là sữa tươi nguyên kem hoặc sữa bột dinh dưỡng. Tuy nhiên, thay vì chọn các loại sữa cho trẻ bình thường thì các mẹ thông thái chọn các loại sữa giúp bé tăng cân nhanh, sữa cao năng lượng từ các thương hiệu nổi tiếng để đảm bảo an toàn cho bé đồng thời hỗ trợ, giúp bé tăng cân để đập tan tình trạng suy dinh dưỡng của bé.

Mách nhỏ cho bạn khác